Kem chống nắng hóa học chứa các chất hóa học có khả năng hấp thu, chuyển hóa bức xạ UV thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại với làn da. Kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng chống nắng vượt trội đã trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều chị em phụ nữ.
1. Kem chống nắng hóa học là gì ?
Kem chống nắng hoá học là loại kem có các thành phần chính là Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone, Homosalate, Octisalate, Octinoxate, Octocrylene., thường được nhận diện bằng chữ Sunscreen trên bao bì.
Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không mùi, tiệp màu da và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.
2. Cơ chế của kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại với làn da.
Các thành phần hóa học trong kem sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp ngăn được cả tia UVA và UVB.
Cơ chế tác dụng của kem chống nắng hóa học
3. Chỉ số SPF và PA là gì ?
Chỉ số SPF và PA là chỉ số xuất hiện trên hầu hết vỏ của kem chống. Hai chỉ số này phản ánh khả năng chống lại tia UVB và tia UVA, cụ thể như sau:
- SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số chống tia UVB. Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh. SPF liên quan đến lượng ánh nắng mà da tiếp xúc.
- PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số chống tia UVA. Mức độ PA+, PA++, PA+++ hoặc hơn, PA càng cao thì khả năng bảo vệ khỏi tia UVA càng mạnh.
- Bạn cần lựa chọn loại kem chống nắng có 2 chỉ số SPF và PA phù hợp để bảo vệ da mặt một cách tốt nhất. Hầu hết tất cả các loại kem chống nắng đều có khả năng chống lại tia UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống lại được tia UVA, do vậy bạn cần đọc kỹ bao bì sản phẩm để nắm được đặc tính của sản phẩm.
- Ưu , nhược điểm của kem chống nắng hóa học
4. Ưu , nhược điểm của kem chống nắng hóa học
Ưu điểm:
- Kem chống nắng có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, tiệp màu da do vậy sẽ dễ thoa đều trên da và không làm da có bệt trắng, thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
- Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
- Kem chống nắng dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
- Kem chống nắng có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng
- Công thức dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme và các thành phần dưỡng da khác
Nhược điểm:
- Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, nối mụn, đặc biệt các bạn có làn da nhạy cảm. Độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
- Kém bền vững, do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
- Có thể gây khó chịu cho mắt, gây cay mắt nếu dính vào mắt
- Có thể gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sẫm màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da)
5. Các lưu ý giúp sử dụng kem chống nắng
- Lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện môi trường
- Kem chống nắng là bước cuối trong quy trình skincare, sau lớp dưỡng ẩm và trước lớp trang điểm. Sau khi thoa xong lớp dưỡng ẩm, nên đợi khoảng 10-15 phút rồi mới thoa lớp kem chống nắng
- Dùng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi làm việc trong văn phòng, ở nhà, khi trời râm mát, trời mưa vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên qua mây, cửa kính, vải màn, quần áo.
- Thoa kem chống nắng ở cả vùng cổ, gáy vì vùng này da mỏng, rất dễ bị tổn thương dưới tác động của tia UV, lão hóa nhanh.
- Tránh dây kem vào vùng mắt.
- Không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì rất dễ gây kích ứng, dị ứng và cảm giác bết rít, nổi mụn.
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại với làn da.
Discussion about this post