Nha đam là loài cây rất quen thuộc trong đời sống của con người từ việc giúp cho chị em phụ nữ làm đẹp, còn được sử dụng phổ biến là thực phẩm ngon, bổ trong ngành thực phẩm. Bạn đã biết Nguồn gốc cây nha đam chưa? Không những thế các chậu cây nha đam cũng được xem là một trong những loài cây phong thủy đem lại vận thế tốt cho gia đình. Để thấu hiểu hơn về loài cây có nhiều công dụng và ý nghĩa này, mới các bạn cùng mình lướt qua một số điểm nổi bật của hoa Nha Đam ở dưới đây.
Đôi nét về cây Nha Đam
Cây nha đam hay còn được gọi là cây Lô Hội, cây Long Tu, Lao Vĩ… đây đều là những tên của một loài cây mọng nước thuộc chi Lô Hội
Cây Nha Đam thuộc phân họ Asphodeloideae, chi Aloe, loài A.Vera. Một số loài tiêu biểu của họ này như Aloe barbadensis, Aloe vera, Aloe vulgaris…
Nguồn gốc cây Nha Đam
Nha Đam hay Lô Hội được biết đến với nguồn gốc từ Bắc Phi. Tại đây loài cây này được nữ hoàng Cleopatre sử dụng để làm sản phẩm dưỡng da, còn đại đế Hy Lap Alexandros thì sử dụng nha đam để chữa cho các binh sĩ bị thương. Nhiều nhà khảo cổ đã phát hiện bút tích nói về loài này trải qua cách đây khoảng 3000 năm.
Ở Việt Nam loài cây ưu việt này được Marco Polo một người dân nước Ý khi ghé thăm đã giới thiệu cho người dân Trung Quốc, sau đó lưu truyền đến Việt Nam với danh là một loại thảo dược có nhiều công dụng, từ đó các chùm nha đam có mặt ở đây. Nha Đam mọc nhiều ở các vùng núi có tính hạn cao như các vùng huyện thuốc tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuân. Với đặc tính dễ trồng, chịu hạn tốt vì thế à hiện nay hầu như ở tỉnh nào trên Việt Nam cũng xuất hiện các vườn Nha Đam hay những chậu Nha Đam tự trồng tại nhiều nhà.
Cây Nha Đam có những đặc điểm gì ???
Không còn xa lạ với bất kỳ ai, cây nha đam có nhiều công dụng là thế, nhưng có lẽ vẫn có một số bạn cũng chưa biết tại sao chúng lại có thể thần kỳ như vậy. Hãy cùng nhìn qua những đặc điểm dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến nhiều hữu ích đó.
- Nha đam chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng như:
+ monosaccharid, polysaccharid: kháng vi khuẩn, kháng virus, tăng miễn dịch, đề kháng
+ acid béo chưa bão hào, prostaglandin: tiêu sưng, giải dị ứng, kích thích hình thành da non
+ các enzyme: làm men tiêu hóa ăn ngon hơn và làm thuốc bổ hiệu quả
+ cung cấp các loại acid amin, vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, acid folic, A, E, C), các khoáng vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Mn, Fe…)
cây nha đam con - Đặc điểm ngoại hình:
+ Cây thâm mềm, ngắn
+ Lá màu xanh, lá không có cuống, mọc sát lên từ thân, to, dày, có răng cưa phía 2 mép, mọng nước.
+ Nha đam lâu năm mới nở hoa: hoa phát tán dạng chùm, trên 1 cành dài, rủ xuống khi nở, hoa có màu vàng hoặc đỏ. Hoa dính với nhau kết thành hình giống pháo hoa rất lạ và đẹp mắt.
nha đam ấn độ
Công dụng và ý nghĩa của Nha Đam đối với con người
1.Ý nghĩa về phong thủy:
- Nha Đam cũng mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy, thường được sử dụng để đặt trong ban công, sân vường hay trên bàn làm việc. Chúng có khả năng thanh lọc không khí và một số chất có hại trong không khí.
- Loại cây này dày, mong nước tượng trưng cho gia đình luôn đoàn tụ, ấp áp, vui vẻ, sung túc, đặc biệt mang đầy tiền tài và lộc đến cho gia chủ.
- Một lưu ý được người dân nhắc nhở chính là không nên đặt câu nha đam ở phòng tiếp khách, vì sẽ làm hao tài, mất khách, vận khí không tốt.
2. Công dụng trong đời sống:
+ Trở thành sản phẩm hỗ trợ làm đẹp một cách hoàn hảo
+ Trở thành nguyên liệu tốt cho ngành công nghệ thực phẩm
+ Vật trang trí đẹp, ý nghĩa
3. Tác dụng trong y học
Nha Đam hay cây Lô Hội có vô vàn các công dụng khi được sử dụng để chữa các bệnh như:
- Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu
- Có đặc tính nhuận trường, nhuận gan…
- Làm lành vết thương
- Trị viêm loát dạ dày
- Trị các bệnh ngoài da, se khít lỗ chân lông, làm mịn da, ngừa mụn…
- Phòng ngừa bệnh sỏi niệu
- Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
- Chữa tiểu đường và huyết áp cao
4. Một số lưu ý về tác dụng gây hại của Nha Đam
– Không dùng cho người bị bệnh tim vì dễ gây loạn nhịp
– Nhựa cây nguyên chất là một chất nhờn chứa độc tố, dễ bị oxi hóa khi để lâu ngoài không khí, tuy không nghiêm trọng đến chết người ngay nhưng nếu tích tụ trong một thời gian dài 3-6 tháng có thể gây biến chứng thành các bệnh: tiêu chảy, sảy thai, gây quái thai, ngộ độc trẻ sơ sinh qua sữa mẹ, đau bụng, rồi loạn tiêu hóa…
– Không dùng cho người đang mắc bệnh trị, dễ gây sung huyết vì có chứa Anthraquinon.
Trên đây là thông tin về nguồn gốc cây nha đam mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị.
Discussion about this post