Có nên nặn mụn viêm không? Hiện nay, tình trạng mụn viêm là một trong những vấn đề về da liễu phổ biến nhất, trong đó, câu hỏi gây tranh cãi nhiều trên mạng xã hội là việc bị mụn mủ viêm có nên nặn không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về mụn viêm, từ đó hiểu được đáp án cho câu hỏi về việc có nên nặn mụn viêm không nhé
Mụn viêm là gì?
Mụn trứng cá cơ bản được chia ra làm hai loại: mụn viêm và mụn không viêm. Về bản chất tất cả các loại mụn đều bắt nguồn từ việc tắc nghẽn các lỗ chân lông do dầu và tế bào da chết. Trong đó mụn đỏ không nhân xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn mà không có các yếu tố viêm xâm nhập, ví dụ như mụn đầu trắng hay mụn đầu đen. Ngược lại mụn viêm xuất hiện khi vi khuẩn hoặc các yếu tố gây viêm xâm nhập vào trong nang lông bị tắc nghẽn, gây tình trạng sưng đau nóng đỏ tại chỗ. Một số loại mụn viêm thường gặp là mụn mủ, mụn nhọt hay mụn bọc…
Bạn có thể bị mụn viêm gần như bất cứ nơi nào trên cơ thể, phổ biến nhất là vùng mặt, lưng, ngực và vai. Hơn nữa, gần như bất kỳ ai cũng có thể bị mụn viêm. Đặc biệt là các dấu mốc có sự thay đổi nội tiết tố như: Tuổi dậy thì, sau 25 tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, thậm chí ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị nổi mụn viêm.
Nguyên nhân gây mụn viêm
Nguyên nhân gây mụn viêm đã được nhắc đến rất nhiều trong các bài viết. Tuy nhiên sẽ không thừa nếu bạn hiểu được nguyên nhân mụn viêm hình thành. Đây sẽ là cơ sở trả lời câu hỏi mụn viêm có nên nặn không. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây nên mụn viêm là hết sức quan trọng, nó giúp ta hiểu được những tác động của việc nặn mụn viêm với tình trạng da hiện có.
- Sự tăng tiết nhờn của cơ thể: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường do nhiều nguyên nhân như mất cân bằng nội tiết tố, chế độ ăn uống hay chăm sóc da…
- Sự tăng sừng hóa: Khi một người dễ bị mụn trứng cá, một phần của quá trình này được đẩy nhanh. Các tế bào mới liên tục hình thành, đẩu các tế bào cũ lên trên khiến các tế bào già cỗi tích tụ trong lỗ chân lông và bít các lỗ hở của chúng.
- Sự tắc nghẽn lỗ chân lông: Các tế bào da cũ hay còn gọi là tế bào da chết sẽ bị tích tụ quanh các lỗ chân lông và không được đào thải. Điều này kết hợp với sự tăng sản sinh lượng bã nhờn trên da quá nhiều chính là nguyên nhân chủ yếu gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đó là những gì diễn ra ở một người bị mụn trứng cá không bị viêm, như là mụn đầu đen hay mụn đầu trắng.
- Vi khuẩn gây mụn phát triển: Dầu và tế bào da tiếp tục tích tụ, làm thiếu oxy ở lỗ chân lông. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gọi là Cutibacterium acnes. Lúc này vi khuẩn, dầu và tế bào da phá vỡ thành lỗ chân lông bên dưới bề mặt da.
- Quá trình viêm: Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng, chống lại vi khuẩn gây viêm. Tình trạng viêm tại chỗ có thể dẫn đến mẩn đỏ, sưng tấy, kích ứng, đau và ngứa, cũng như các nốt mụn. Đây có thể là mụn đỏ hoặc sưng tấy, mụn nhọt, mụn mủ… Các loại mụn này dễ để lại vết thâm và sẹo trên da
Có nên nặn mụn viêm không?
Chính vì sự phổ biến của tình trạng mụn viêm trong các vấn đề da liễu thường gặp hiện nay đã khiến cho chủ đề nặn mụn viêm trở nên hết sức được quan tâm. Vậy bị mụn viêm có nên nặn không?
Tác dụng của nặn mụn
Nặn mụn hay còn gọi là phương pháp lấy nhân mụn, là một biện pháp cơ học giúp loại bỏ chất nhờn và nhân mụn ra khỏi bề mặt da bằng tay hoặc các vật hỗ trợ như tăm bông, cây nặn mụn, kim nhọn… Biện pháp này còn giúp loại bỏ thêm cả phần mủ đang mưng tại các nốt mụn, nhất là đối với mụn mủ. Một lợi ích lớn mà phương pháp nặn mụn mang lại là tức thời giảm tải áp lực cho các lỗ chân lông, mang đến cảm giác dễ chịu ngay lập tức cho người mắc phải các loại mụn. Theo các khuyến cáo của các tổ chức da liễu trên khắp thế giới, lợi ích của phương pháp nặn mụn đã được ghi nhận qua quá trình thực hành trên lâm sàng trong suốt nhiều năm.
Trong một số trường hợp người bệnh tự tiến hành nặn mụn viêm mà không đúng kỹ thuật, có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng thứ phát tại mụn viêm, làm vùng da xung quanh bị viêm nhiễm, bên cạnh đó còn làm cho các vết mụn trở nên thâm đỏ và có thể hình thành sẹo sau này. Bên cạnh đó, việc tự nặn mụn không đúng cách cũng làm cho quá trình hồi phục của làn da bị kéo dài.
Vậy có nên nặn mụn viêm không?
Có nên nặn mụn viêm không là câu hỏi của nhiều bạn. Mặc dù nặn mụn sẽ mang lại rất nhiều tác dụng như nói trên, nhưng đó là khi điều này được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình y khoa. Nặn mụn không phải là một giải pháp được khuyến khích cho tình trạng mụn viêm bởi những nguy cơ dưới đây:
- Mụn viêm sưng to, đau nhức kéo dài
- Tổn thương cấu trúc da
- Mụn lây lan nhanh chóng
- Nguy cơ hình thành sẹo rỗ khó phục hồi
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, đối với các mụn nang viêm nặng có thể được sử dụng biện pháp rạch mủ để làm sạch da, tránh tình trạng lây nhiễm.Tuy nhiên điều này phải được thực hiện một cách chuẩn y khoa bởi bác sĩ. Ngay cả các kỹ thuật viên hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm cũng không được làm điều này, bởi nó là thủ thuật được thực hiện trong phòng phẫu thuật.
Tóm lại, bị mụn mủ viêm có nên nặn không, thì câu trả lời là không nên nặn mụn viêm. Mụn viêm chỉ nên nặn khi nhân của chúng đã gom cồi, nghĩa là phần mủ bên trong đã được gom khô lại Bên cạnh đó việc nặn mụn bị viêm cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, tuyệt đối không được tự nặn mụn bằng bất cứ phương pháp nào vì nó sẽ mang đến nhiều tác hại cho quá trình hồi phục làn da của bạn.
Cách đẩy nhanh tốc độ gom cồi mụn trước khi nặn mụn viêm
Như đã nói, Mụn viêm chỉ nên nặn khi nhân của chúng đã gom cồi. Nếu bạn nóng lòng muốn loại bỏ các nốt mụn viêm sớm thì dưới đây là một số cách đẩy nhanh tốc độ gom cồi mụn viêm, thậm chí làm xẹp chúng mà không cần nặn. Đây cũng là những phương pháp được tiến hành để điều trị tình trạng mụn viêm trên da. Mời bạn cùng tham khảo.
Gom cồi mụn viêm bằng các loại thuốc bôi mụn
Có nhiều lựa chọn điều trị cho mụn viêm được chia làm các loại như sau:
- Benzoyl peroxide
- Axit salicylic
- Lưu huỳnh
Gom cồi mụn viêm bằng thuốc uống kê đơn
Phương pháp điều trị kê đơn:
- Retinoids tại chỗ: các dẫn xuất vitamin A mạnh mẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết. Tuy nhiên cần lưu ý thoa kem chống nắng trước khi sử dụng chúng.
- Isotretinoin
- Thuốc kháng sinh: cả đương uống và đường bôi tại chỗ
- Phương pháp điều trị nội tiết tố: Một số trường hợp bị mụn viêm là do mất cân bằng nội tiết tố. Trong những trường hợp này, bác sĩ da liễu của bạn có thể kê đơn thuốc giảm hormone.
Gom cồi mụn viêm bằng các phương pháp khác
- Laser trị mụn
- Chiếu IPL trị mụn viêm
- Chiếu ánh sáng xanh gom cồi mụn viêm
- Peel da gom cồi mụn
Chăm sóc da phòng tránh mụn viêm như thế nào?
Việc điều trị mụn viêm không mang lại hiệu quả nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Thực hiện theo các mẹo sau để đảm bảo bạn tận dụng tối đa các lựa chọn điều trị mà bạn đã thử:
- Rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối bằng sữa rửa mặt dạng gel dịu nhẹ.
- Tắm ngay sau khi tập thể dục.
- Thực hiện thói quen làm sạch da của bạn với một loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu. Bỏ qua bước này có thể làm cạn kiệt dầu và nước tự nhiên trên da của bạn. Đáp lại, các tuyến bã nhờn của bạn tiết ra nhiều dầu hơn, dẫn đến nhiều mụn hơn.
- Thoa kem nền hoặc kem dưỡng ẩm chống nắng mỗi ngày. Mặc dù điều này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV, nhưng nó cũng là điều bắt buộc nếu bạn đang sử dụng retinoids hoặc các phương pháp điều trị khác khiến da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Nếu bạn trang điểm, hãy tìm những loại không chứa dầu và không gây mụn để không làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc làm cho tình trạng mụn của bạn trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, hãy nhớ tẩy trang thật kỹ trước khi rửa mặt vào buổi tối.
- Một lần nữa cần nhắc lại là câu hỏi mụn viêm khi nào thì nặn được không phụ thuộc vào bản thân người bệnh, mà do nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không chạm tay lên vùng da viêm mụn hoặc tự ý nặn mụn viêm.
Trong bài viết này mình đã giải đáp cho bạn thắc mắc có nên nặn mụn viêm không? Chúc bạn có làn da đẹp và nhanh hết mụn nhé!
Discussion about this post