Viêm da cơ địa dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp, không gây nguy hiểm tới tính mạng, những trường hợp viêm nhiễm nặng dẫn tới nhiễm khuẩn da, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Do đó, nhận biết sớm các triệu chứng viêm da dị ứng da sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh.
1. Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh da mãn tính gây ra da khô, ngứa dữ dội và nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp nặng hơn, ngoài các dát đỏ trên da, có thể có mụn nước, rỉ dịch .
Có thể bạn quan tâm:
- Bật mí 5 cách trị dị ứng da mặt bằng nha đam siêu hiệu quả
- Cách dùng lá chè xanh chữa viêm da cơ địa hiệu quả nhất
- Nguyên nhân dị ứng da tiếp xúc và cách phòng ngừa dị ứng
Viêm da cơ địa dị ứng kéo dài (mãn tính) và có xu hướng bùng phát thành từng đợt khi có điều kiện thuận lợi như khí hậu hanh khô, người bệnh thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, xà phòng… Bệnh có thể đi kèm với hen suyễn hoặc mày đay hoặc viêm mũi dị ứng. Viêm da cơ địa dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mặc dù người lớn cũng có thể bị viêm da cơ địa dị ứng.
2. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Nguyên nhân của viêm da cơ địa dị ứng chưa được xác định rõ ràng, nhưng viêm da cơ địa dị ứng có thể là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Nếu một trong những thành viên như cha, mẹ hoặc anh chị em mắc viêm da cơ địa dị ứng, thì nhiều khả năng những thành viên khác trong gia đình cũng có thể mắc bệnh này.
Nhiều yếu tố có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh viêm da cơ địa dị ứng, bao gồm độ ẩm thấp, dị ứng theo mùa, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa và khởi phát khi thời tiết lạnh. Trong thực tế, các yếu tố môi trường có thể kích hoạt các triệu chứng viêm da cơ địa dị ứng bất cứ lúc nào, môi trường sống ở một nơi lạnh hoặc ô nhiễm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó, những người sống ở khu vực thành thị và vùng khí hậu có độ ẩm thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa dị ứng.
Một điểm cần nhấn mạnh là thực phẩm không gây viêm da cơ địa dị ứng. Tuy nhiên, người bị viêm da cơ địa dị ứng có thể có nguy cơ dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, viêm da cơ địa dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền giữa những người có tiếp xúc với nhau.
Yếu tố cảm xúc và căng thẳng đôi khi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh, nhưng không phải là nguyên nhân chính liên quan đến bệnh viêm da cơ địa dị ứng.
3. Triệu chứng viêm da dị ứng
Triệu chứng của viêm da dị ứng rất khác nhau ở mỗi người, phổ biến nhất là da khô, ngứa, và đỏ da. Cụ thể:
- Da khô
- Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, có thể nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Ngứa cực độ ở da khiến người bệnh gãi, từ đó làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
- Các mảng màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, khuỷu tay và đầu gối, mặt và da đầu ở trẻ sơ sinh.
- Mụn nước có thể rò rỉ dịch vàng khi bị trầy xước
- Da dày, nứt nẻ, bong vảy.
- Da nhạy cảm, có thể sưng nề.
4. Các giai đoạn của viêm da dị ứng
4.1. Ở trẻ sơ sinh
- Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ khoảng 6 đến 12 tuần tuổi.
- Đầu tiên có thể xuất hiện quanh má và cằm dưới dạng phát ban trên khuôn mặt loang lổ, có thể tiến triển thành đỏ, bong vảy, chảy nước ở da.
- Da của bé có thể bị nhiễm trùng.
- Khi trẻ sơ sinh trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu bò, các khu vực tiếp xúc như đầu gối và khuỷu tay cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Một trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng có thể bồn chồn và khó chịu vì ngứa.
- Tình trạng này được cải thiện khi trẻ được 18 tháng tuổi, mặc dù bệnh có thể vẫn tái phát nhưng thường nhẹ hơn.
4.2. Ở trẻ em
- Phát ban có xu hướng xảy ra phía sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, hai bên cổ và trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay.
- Thông thường, phát ban bắt đầu với các sẩn trở nên cứng và có vảy khi bị trầy xước.
- Vùng da quanh môi có thể bị viêm, có các vết nứt nhỏ, và gây đau đớn.
- Các trường hợp bệnh viêm da cơ địa dị ứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
- Sau mỗi đợt viêm da, có thể có tình trạng tăng hoặc giảm sắc tốt da (da vùng viêm trở nên sậm màu hoặc sáng màu hơn các vùng khác)
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm da dị ứng và phương pháp đánh bay nỗi sợ hãi viêm da
- Phấn phủ kiềm dầu – 5 loại “best seller” tại hàng mỹ phẩm
4.3. Ở người lớn
- Viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn tương tự như ở trẻ em;
- Ở một số người trưởng thành, chỉ có bàn tay hoặc bàn chân có thể bị ảnh hưởng và da trở nên khô, ngứa, đỏ và nứt.
- Giấc ngủ và hiệu suất làm việc có thể bị ảnh hưởng. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị tình trạng này có thể gây ra các biến chứng.
- Người lớn bị các bệnh cơ địa như viêm mũi dị ứng, mày đay, hen.. cũng có khuynh hướng bị viêm da cơ địa dị ứng, đặc biệt nếu họ làm nghề liên quan đến tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…thường xuyên.
- Một số trường hợp xuất hiện ban xung quanh núm vú đặc biệt ở phụ nữ cho con bú.
5. Phòng tránh bệnh viêm da dị ứng
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường và chất hóa học gây hại trực tiếp cho da.
Các chất kích thích như: Xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất…có thể gây viêm. Một số nước hoa và mỹ phẩm có thể gây kích ứng da. Dung môi clo và cồn, mạt bụi hoặc cát cũng có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Khói thuốc lá, lông động vật hoặc vẩy hoa và phấn hoa.
Xà phòng, chất tẩy rửa có thể tăng nguy cơ tình trạng bệnh viêm da dị ứng
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi có những dấu hiệu sau của viêm da dị ứng thì nên đi khám bác sĩ:
- Các triệu chứng của viêm da dị ứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.
- Bị nhiễm trùng da – xuất hiện những vệt đỏ, mủ, và vảy vàng
- Tiếp tục gặp các triệu chứng mặc dù đã thử một số biện pháp khắc phục tại nhà.
- Tình trạng phát ban, bị nhiễm trùng và sốt.
Trên đây là các triệu chứng viêm da dị ứng. Hy vọng bài viết này có tác dụng tốt với bạn.
Discussion about this post