Tàn nhang từ lâu đã trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của hội chị em bởi tác động của chúng tới thẩm mỹ. Làn da với những đốm nâu màu đậm nhạt khác nhau khiến chị em tự tin, không thoải mái trước người đối diện. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng của tàn nhang, tìm hiểu rõ bản chất của tình trạng da này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và có được phương pháp điều trị phù hợp, sớm loại bỏ các đốm nâu.
Tàn nhang là gì?
Tàn nhang (tiếng Anh: Freckle) là một rối loạn sắc tố da có tính di truyền,là những đốm nhỏ màu nâu nổi trên da và chúng thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Tàn nhang trú ngụ ở lớp thượng bì của da, đây là lớp có sự tập trung nhiều quá mức sắc tố melanin. Do xuất hiện ở lớp thượng bì của da nên tàn nhang lành tính, vô hại và khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị tốt.
Do có tính di truyền nên tàn nhang có thể xuất hiện từ nhỏ, tuổi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện), tàn nhang sẽ phát triển đến khoảng độ tuổi 40 thì dừng lại. Khác với nám da, càng nhiều tuổi nội tiết tố giảm mạnh, gốc tự do tích tụ nhiều hơn nên nám ở khoảng tuổi này sẽ phát triển mạnh hơn.
Cũng giống như những vấn đề rối loạn sắc tố da khác, tàn nhang cũng không phân biệt chủng tộc, người da trắng, da vàng đều có thể gặp phải. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, những người có làn da trắng sáng như người châu Âu, người da trắng, tóc màu hung đỏ có nguy cơ bị tàn nhang nhiều hơn.
Triệu chứng của tàn nhang thường thấy
Tàn nhang thường bị nhầm lẫn với những tình trạng tăng sắc tố da khác vì Triệu chứng của tàn nhang giống với chúng. Chính vì sự nhầm lẫn nên không ít người đã lựa chọn và áp dụng sai cách, vô tình khiến cho tàn nhang ngày một nặng và lan rộng. Do đó, bạn cần nắm rõ được dấu hiệu nhận biết tàn nhang hay triệu chứng của tàn nhang để có được cách điều trị tốt nhất.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tàn nhang mà bạn cần lưu ý:
- Hình dáng, kích thước: Tàn nhang là những đốm nhỏ có kích thước từ 1-5mm, nhẵn, to bằng đầu ghim, mọc riêng lẻ hoặc có thể liên kết với nhau tạo thành mảng đốm, mọc không đều.
- Vị trí: Tàn nhang mọc ở trên bề mặt da, trú ngụ tại lớp thượng bì, xuất hiện ở những khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trên da mặt (nhiều ở vùng má, mũi), có thể mọc khắp người, nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Màu sắc: Tàn nhang có màu sắc đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường, tàn nhang sẽ có màu nâu sẫm, nâu đỏ, đỏ, xám, đen.
Có hai loại tàn nhang phổ biến gồm:
- Ephelides: Ở loại này, đốm tàn nhang thường có màu nhạt như nâu nhạt, xám nhạt, xuất hiện nhiều và đậm màu vào mùa hè, mùa đông thì nhạt dần. Là loại tàn nhang có tính di truyền, gặp nhiều ở người có làn da trắng.
- Lentigines: Đốm tàn nhang có màu đậm như màu nâu đen, màu đen. So với loại tàn nhang Ephelides, Lentigines có màu tối ưu và mùa đông cũng không mờ đi. Lentigines gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là những người có người thân từng bị tàn nhang, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân gây tàn nhang
Tàn nhang có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa yếu tố quan trọng dẫn đến tàn nhang xuất hiện có liên quan đến di truyền. Bác sĩ Lê Phương cho biết, những người bị tàn nhang sẽ có gen trội Melanocortin 1 receptor. Gen này kích thích quá trình sản sinh hắc sắc tố melanin quá mức, làn da sẽ xuất hiện những đốm nâu nhạt, nâu đen, đó chính là tàn nhang.
Do đó, nếu như trong gia đình bạn có người thân từng bị tàn nhang thì khả năng bạn bị tàn nhang sẽ cao hơn so với những người bình thường.
Tàn nhang vô hại nhưng khi chúng xuất hiện trên vùng mặt sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt với đối tượng là chị em phụ nữ. Đốm nâu không chỉ xuất ở vùng gò má, mũi mà nhiều trường hợp tàn nhang có thể xuất hiện ở toàn bộ khuôn mặt. Chính vì vậy, những ai bị tàn nhang thường có tâm lý tự ti, ngại ngùng khi đối diện với người khác.
Vậy, tàn nhang có chữa được không? Theo bác sĩ, tàn nhang lưu trú ở lớp thượng bì, lớp nông của da, không có chân ăn sâu như tình trạng nám. Chính vì vậy, tàn nhang hoàn toàn có thể chữa được, nhiều trường hợp có thể điều trị dứt điểm, hoàn toàn nám tàn nhang nếu áp dụng đúng phương pháp và kiên trì.
Trên đây là triệu chứng của tàn nhang thường thấy và những nguyên nhân cơ bản gây nên tàn nhang. Hy vọng bạn nắm được thông tin và phóng tránh được hiện tượng tàn nhang, chúc bạn có làn da đẹp.
Discussion about this post